Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Cách giải toán dao động
Giá cà phê arabica của Brazil cũng tăng mạnh. Kỳ hạn tháng 7 tăng tới 253 USD lên 5.683 USD/tấn, tháng 9 tăng 31,9 USD lên 5.302 USD/tấn, tháng 12 tăng 188,1 USD lên 5.418 USD/tấn.Công ty khởi nghiệp của Singapore hợp tác BYD phân phối xe máy điện, cạnh tranh VinFast
Gần đây, các trào lưu ẩm thực kỳ dị rộ lên ngày càng nhiều trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Một số hàng quán chế biến ra thức uống, món ăn tào lao khiến nhiều người không khỏi sợ hãi.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 2: Từ định vị vệ tinh đến... vòi rồng
Tối 9.2, CLB Hà Nội đánh bại SLNA với tỷ số 3-0 để trở lại đường đua vô địch V-League. Tuy nhiên, chủ đề được bàn đến nhiều nhất sau trận không phải là cú đúp của Văn Quyết hay đà phục hồi của đại diện thủ đô, mà là 3 tình huống bỏ lỡ của Daniel Passira, cầu thủ mới gia nhập CLB Hà Nội.Ngoại binh mang áo số 99 được định giá 500.000 USD (khoảng 13 tỉ đồng), đoạt ngôi vua phá lưới giải vô địch quốc gia Bolivia mùa giải 2023 - 2024 với 22 bàn thắng. Dù có hồ sơ nổi trội, nhưng những gì Passira để lại ở trận đấu trên sân Hàng Đẫy tối qua là nỗi thất vọng. Cầu thủ người Brazil vụng về bỏ lỡ cơ hội sau pha chọc khe dọn cỗ của Văn Quyết ở giữa hiệp 1. Dù cầu môn rộng mở, song Passira lại rê dắt lóng ngóng rồi sút ra ngoài. Đến phút 40, Joao Pedro chuyền bóng như đặt để Passira đối mặt thủ môn Văn Việt. Nhưng một lần nữa, anh dứt điểm bằng kỹ thuật úp mu cẩu thả đưa bóng chệch khung thành. Sang hiệp 2, lại là Passira lóng ngóng sút hỏng, dù đồng đội đã tạo cơ hội.Một trận đấu là thước đo chưa đủ nhiều để đánh giá ngoại binh. Tuy nhiên, nếu Passira có trở thành "bom xịt", người hâm mộ CLB Hà Nội có lẽ không bất ngờ. Từ năm 2021 đến nay, đội cựu vương V-League đã đăng ký 29 ngoại binh, nhưng không cầu thủ nào ghi quá 10 bàn/mùa. Ngoại binh giỏi nhất cũng chỉ trụ không quá 2 mùa giải. Gánh vác đội bóng thủ đô nhiều năm qua là những nội binh như Văn Quyết, Hùng Dũng, Tuấn Hải hay Thành Chung. Đây là thực tế trái ngang với đội bóng từng có rất nhiều ngoại binh giỏi như Samson Kayode (sau đổi tên thành Hoàng Vũ Samson), Gonzalo, Cristiano, Oseni hay Pape Omar... Khâu tuyển mộ ngoại binh của CLB Hà Nội thời gian qua bị đặt nhiều dấu hỏi, khi đội bóng từng 6 lần vô địch mua nhiều, mà hiệu quả chẳng được bao nhiêu.Đơn cử ở mùa giải 2023 - 2024, CLB Hà Nội đăng ký 6 ngoại binh đá AFC Champions League, trong đó có ngoại binh Damien Le Tallec từng chơi ở Bundesliga cho Borussia Dortmund. Tuy nhiên sau nửa mùa, chỉ 2 người trụ lại. Một trong số đó là Joel Tagueu, cầu thủ phải ngồi dự bị, để rồi đá hỏng luân lưu ở chung kết Cúp quốc gia, khiến CLB Hà Nội vuột danh hiệu. CLB Hà Nội không phải đội duy nhất nhiều lần "hớ" với ngoại binh. CLB Bình Dương cũng vớ "bom xịt" khi chiêu mộ Wellington Nem đầu mùa này. Wellington từng chơi cùng Neymar ở U.17 Brazil, có bản hồ sơ sáng giá. Tuy nhiên, anh đá đến gần nửa mùa vẫn... không đáp ứng thể lực, rồi phải sớm rời đi. Cũng là bạn Neymar còn có Patrick Cruz, ngoại binh cho CLB Sài Gòn năm 2017. Anh bị thanh lý sau một mùa giải, dù ghi 7 bàn sau 22 trận nhưng vẫn bị đánh giá là không nổi trội về chuyên môn. Hay mùa 2020, CLB TP.HCM từng mang về bộ đôi Ariel Rodriguez và Jose Ortiz, được định giá tới 1 triệu USD (25,3 tỉ đồng). Dù vậy, Ortiz ra đi chỉ sau nửa mùa, còn Ariel khá hơn, trụ được thêm... vài tháng. Đến lúc bộ đôi người Costa Rica, cùng hàng loạt ngoại binh kém chất lượng chia tay sân Thống Nhất, giới chuyên môn vẫn đặt dấu hỏi: tại sao họ lại được mang về?Dù tiềm lực tài chính mỗi đội một khác, nhưng hầu hết các đội V-League đều không tiếc tiền mua ngoại binh. Bởi các HLV hiểu rằng, chất lượng ngoại binh ảnh hưởng thế nào đến thành tích mùa giải. CLB Sài Gòn từng về ba ở V-League 2020 với bộ đôi Pedro Paulo và Geovane Magno là minh chứng.Tuy nhiên, dường như khâu tuyển mộ ngoại binh đang có vấn đề. Nguồn tin của Báo Thanh Niên tiết lộ, có những đội chi đến cả trăm nghìn USD (cả lương và phí hợp đồng) cho ngoại binh, chỉ với vài buổi theo dõi băng hình hay tập thử. Nhiều ngoại binh được quảng cáo là đồng đội của siêu sao nọ kia, nhưng rõ ràng chi tiết ấy chẳng có giá trị gì về chuyên môn. Bởi dù đẳng cấp thật, thì để thành công ở V-League cũng cần nhiều yếu tố, không thể chỉ dựa vào mỗi bản CV hào nhoáng.Các CLB có lẽ cũng chưa đủ kiên nhẫn với ngoại binh. Vì rất hiếm cầu thủ có thể bộc lộ tinh hoa chỉ sau vài tháng. Đơn cử, Nguyễn Xuân Son từng trải qua 3 mùa đầu ở V-League mà không mùa nào ghi quá 6 bàn. Chính sự kiên trì của bản thân và niềm tin của CLB chủ quản là xúc tác để Xuân Son trưởng thành. Nhưng, không nhiều CLB sẵn sàng cho ngoại binh đến mùa giải thứ hai để thể hiện mình.Nếu CLB thiếu nhẫn nại, cuộc chơi ngoại binh sẽ mãi là chuyện "ném tiền qua cửa sổ". Một người từng môi giới cầu thủ khẳng định rằng thật trớ trêu khi các đội bóng chi rất nhiều tiền cho ngoại binh (dù có khi anh ta chẳng xứng với giá đó), nhưng lại ngó lơ chuyện nâng cấp cơ sở vật chất, sân bãi và đào tạo trẻ. Đó là sự lãng phí đang đe dọa kéo lùi bóng đá Việt Nam.
Sự hiện diện của HLV Makoto Teguramori đã thổi luồng sinh khí mới cho CLB Hà Nội, minh chứng là ở vòng 14, đội cựu vương V-League đã thắng dễ 3-0 trên sân Pleiku của HAGL với thế trận áp đảo toàn diện. Dù CLB Đà Nẵng đang tiến bộ dưới thời HLV Lê Đức Tuấn (giành 5 điểm trong 3 trận gần nhất), nhưng rõ ràng so với chủ nhà Hà Nội, đội Đà Nẵng vẫn thua kém toàn diện. Thực tế là, CLB Đà Nẵng nhập cuộc tốt, đá phòng ngự chặt chẽ và gây áp lực ở tuyến giữa để ngăn chủ nhà triển khai bóng. Đội khách thậm chí có cơ hội ăn bàn trước khi Phan Văn Long thoát xuống sút chân trái uy lực khiến thủ môn Nguyễn Văn Hoàng vất vả giải nguy. Nhưng, CLB Hà Nội không cần thế trận lấn lướt, mà chỉ cần một khoảnh khắc để vượt lên. Phút 33, Đỗ Hùng Dũng cầm bóng ở cánh trái. Chỉ bằng một cú rướn người bứt tốc, anh vượt qua hậu vệ Đà Nẵng rồi tạt bóng cầu âu đẹp mắt cho Daniel Passira đánh đầu đập đất thành bàn. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nỗ lực đổ người, nhưng không thể vươn tay cứu thua trước pha dứt điểm khó của ngoại binh từng đoạt ngôi vua phá lưới giải Bolivia. Sau bàn mở tỷ số, CLB Hà Nội đá thanh thoát hơn. Tuy nhiên, học trò ông Teguramori không vội vàng đẩy cao đội hình, mà đá chắc chắn để giữ thế trận. Ở chiều ngược lại, CLB Đà Nẵng của HLV Lê Đức Tuấn nỗ lực triển khai bóng từ tuyến dưới, song do tuyến giữa không kiểm soát tốt tình hình, nên đội khách Đà Nẵng khó triển khai tấn công.CLB Hà Nội đã có thể ghi nhiều bàn hơn trong hiệp 1, song việc bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến thầy trò ông Teguramori chỉ một lần tìm được mành lưới đối thủ. Trong đó, có tình huống Hùng Dũng thoát xuống ở cánh phải rồi chuyền vào như đặt, nhưng Văn Toàn lại đá ra ngoài khi cầu môn của thủ môn Tiến Dũng đã rộng mở.Ở thế không còn gì để mất, CLB Đà Nẵng đã vùng lên trong hiệp 2. Phút 49, hàng thủ Hà Nội phòng ngự thiếu quyết liệt, để Đình Duy đột phá trung lộ rồi dứt điểm chân phải gọn gàng hạ gục thủ môn Văn Hoàng.Đúng 2 phút sau, CLB Hà Nội lại chùng xuống khó hiểu, để đội khách Đà Nẵng thoải mái ghi bàn. Đình Duy thoát xuống thoải mái ở cánh trái rồi căng ngang như đặt cho Văn Hữu đệm lòng nâng tỷ số lên 2-1. Đây cũng là bàn thứ 6 của Đà Nẵng trong 4 trận gần nhất, kể từ khi HLV Lê Đức Tuấn thay thế ông Cristiano Roland chèo lái đội bóng sông Hàn.Sau hai gáo nước lạnh dội xuống đầu hiệp 2, CLB Hà Nội mới bừng tỉnh. Văn Quyết cùng đồng đội lấy lại thế trận để tổ chức tấn công. Tuy nhiên, sự nóng vội của chủ nhà khiến họ phải chờ đến phút 66 mới có bàn gỡ 2-2.Nhận đường chuyền của Văn Quyết, Passira che chắn bóng chuẩn mực, trước khi nhả lại cho Hai Long dứt điểm hiểm hóc, đưa trận đấu trở về thế cân bằng. Màn ngược dòng của CLB Hà Nội được hoàn tất ở phút 89. Một lần nữa, Hai Long ghi dấu ấn khi đánh đầu tạo ra tình huống lộn xộn trong vòng cấm, trước khi "gà son" Joao Pedro chớp thời cơ dứt điểm, ấn định chiến thắng 3-2 cho chủ nhà Hà Nội.Ngược dòng hạ đội cuối bảng Đà Nẵng, CLB Hà Nội vươn lên ngôi nhì với 26 điểm sau 15 vòng. Đường đua vô địch của thầy trò ông Teguramori rộng mở trở lại, khi khoảng cách với ngôi đầu chỉ là 4 điểm, trong khi giải còn tới 11 vòng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Nhà quê... Trà Vinh
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.